0946 893 919

[infographic] 5 nguyên tắc bứt phá cho một digital dashboard tốt

Ngày nay, mạng xã hội là công cụ marketing mạnh mẽ và hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp, thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng. Muốn ra một chiến lược đúng đắn, các marketer phải thống kê, phân tích một mớ số liệu về tâm lý người dùng. Vì thế , họ rất cần các công cụ thu thập, thống kê và tổng hợp các dữ liệu đó.  Lúc này các marketer rất cần các digital dashboard.

Digital dashboard – hay bảng điều khiển kỹ thuật số, là một giao diện số được sử dụng để thu thập và tổng hợp dữ liệu của toàn bộ tổ chức. Một dashboard thường cung cấp các bản phân tích sâu về hoạt động kinh doanh, đồng thời đưa ra một cái nhìn nhanh về năng suất của từng bộ phận, các xu hướng, các hoạt động, các chỉ số KPI etc. Một digital dashboard cũng có thể được gọi là dashboard, traffic dashboard hay traffic dash.

Nhưng nếu digital dashboar chỉ là 1 mớ số liệu hỗn độn, thì liệu các nhà phân tích, hoạch định chiến lược có rút ra được ý nghĩa các con số này không? Chúng chỉ là 1 vài thông tin tổng hợp thiếu sâu sắc. Thứ này chính là thách thức đối với chúng ta. Đôi khi bạn và tôi lạc lối giữa bộn bề công việc. Những “dashboard” như thế này không còn là một công cụ hữu ích giúp chúng ta phân tích các dữ liệu liên quan đến mục tiêu kinh doanh nữa. Chúng cũng không rút ra được cho ta lời khuyên gì về định hướng hành động cả.

Đây là một ví dụ khác, nhiều hình hơn chưa chắc đã ngon. Ít ra thì bảng này tốt hơn hẳn về yếu tố trực quan. Có một số điểm đáng ghi nhận ở đây: Các phân khúc với đường xu hướng của nó (phân khúc Sale, Loggined Visitors etc) với mũi tên tăng giảm có màu sắc đánh vào trực giác của chúng ta, và các biểu đồ nhỏ ở phía dưới. Chắc chắn là chúng đều có ích, nhưng vẫn không tốt vì một thiếu yếu tố quan trọng: một khu vực cung cấp thông tin trực quan đủ để để ra quyết định. Phải tồn tại được trên bảng điều khiển một khu vực thông tin mà khi nhìn vào đó, với tư cách là lãnh đạo cao cấp nhất (nghĩa là quản lý chung chung nhất và có khi chẳng biết mấy về kỹ thuật) của công ty, chúng ta vẫn có thể đưa ra quyết định hành động sáng suốt dựa trên cơ sở là các dữ liệu kỹ thuật này.

Hành động. Đó chính là thứ chúng ta còn coi nhẹ.

Vấn đề cốt lõi: Sự thất bại của những số liệu “chỉ là tổng hợp thôi”.

Vậy chúng ta còn thiếu điều gì trong bức tranh này để chuyển hóa những con số thành hành động?

Tôi tin rằng chúng ta phải thay đổi (tất nhiên rồi). Không phải cái gì cũng được gọi là dashboard và chúng ta cần dừng ngay việc lạm dụng cái tên đó. Chúng ta cần tạo ra hai loại dashboard cụ thể, mà tôi sẽ trình bày ngay sau đây. Đối với cả hai loại dashboard, đặc biệt là loại thứ hai, chúng ta cần nhiều từ ngữ để giải thích – thật nhiều lần giải thích cũng như giảm các con số đi thật nhiều.

Một phần diễn giải chuẩn mực sẽ bao gồm ba phần sau:

  1. Cái nhìn sâu sắc – Insight:

Đừng mô tả lại những gì số liệu nói. Bạn không cần phải chỉ cho sếp rằng lượt người xem tháng này giảm 4% so với tháng trước. Tự họ có thể nhìn thấy được, biểu đồ ở ngay trước mắt họ mà. Cái họ muốn nghe là tại sao, là cái gì dẫn đến sự suy giảm này, điều gì họ nên lo lắng – chính là các nguyên nhân căn bản, và những lý do tác động đến đến hiệu suất hoạt động. Việc của bạn là phải tìm ra chúng.

  1. Đề xuất hành động  – Recommendations of Actions.

Sếp nên hành động như thế nào? Bạn có thể nói như thế này: Thông số x giảm vì chúng ta chưa tận dụng được xu hướng y và do đó tôi cho rằng chúng ta phải làm z. Hoặc: Chúng ta đã không đạt được mục tiêu về sự hài lòng của khách hàng do website phiên bản PC của chúng ta hoạt động quá chán trên nền tảng di động, và chúng ta nên tạo ra một phiên bản website khác tương thích với di động hơn. Hoặc: Doanh thu tăng 48% nhưng lợi nhuận thực tế giảm 80% do chúng ta đã quá vội vàng đặt tiêu chí Cost Per Click làm trọng tâm, dẫn đến việc tăng lên về doanh thu của các mặt hàng không chủ lực. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn do sự lệ thuộc của chúng ta vào công cụ theo dõi tỷ lệ chuyển đổi. Tôi đề xuất chuyển trọng tâm sang Profit Per Click và một mô hình phân phối tùy chỉnh của ông Z.

Hãy dùng ngôn ngữ. Dùng chính cái nhìn sâu sắc của bạn. Dựa trên những dữ liệu bạn đã tổng hợp được.

  1. Tác động kinh doanh – Business Impact.

Một câu hỏi có thể được các CXO đặt ra cho bạn là: Nếu họ chấp nhận đề xuất của bạn và toàn bộ công ty bắt đầu hành động, thì hoạt động kinh doanh sẽ chịu tác động như thế nào. Đây chính là vấn đề. Một phần là do những người làm phân tích thường không có đủ các kĩ năng tính toán tác động của những hành động họ đề xuất. Phần còn lại của vấn đề nằm ở chỗ việc tính toán tác động thật sự đòi hỏi nhiều công sức được đầu tư. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên nói với các CXO những kết quả có thể xảy ra khi họ hành động dựa trên góc nhìn và các đề xuất của bạn, thay vì tạo cho họ một cảm giác cấp bách khiến họ phải hành động ngay. Chưa chắc điều đó đã tốt hơn đâu.

Dashboard của bạn nên có một số dữ liệu nhất định, nhưng thật sự cần có ba phần sau: Góc nhìn – Insight, Hành động – Action, và Tác động kinh doanh – Business Impact (IABI).

Dashboard không cần phải có những bảng biểu thật khủng, cũng không phải là nơi khoe mẽ sức mạnh Javascript hay SQL trong việc thực hiện các truy vấn điện toán đám mây lớn. Dashboard cần có nhiều “ngôn từ” hơn. Nó cần phải thể hiện được tư duy của bạn, trong cả ba mục quan trọng đó – IABI.

Sau đây tôi xin tổng hợp 5 nguyên tắc bứt phá cho 1 dashboard tốt trong infographic dưới đây:

Cho nên: Hãy liệt kê các bước. Hãy có trách nhiệm khi truyền tải các thông điệp hành động cho mọi người. Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên. Và đừng bao giờ quên tính toán các tác động.

Để được tư vấn các giải pháp về phần mềm phát triển digital dashboard hay các giải pháp internet marketing, các bạn có thể liên hệ với Vương Thành ngay hôm nay, dĩ nhiên là sẽ miễn phí.

blog blog
Bài viết liên quan
Nâng tầm giá trị doanh nghiệp của bạn
Bắt đầu ngay hôm nay cùng với Vương Thành
Bắt đầu ngay