Không phải tất cả các vai trò truyền thông xã hội đều giống nhau. Ranh giới giữa những vai trò của Community Manager so với Social Media Manager thường rất mỏng manh. Nhiều doanh nghiệp gộp chung hai chức danh này thành một. Điều đó hoàn toàn không đúng.
Vì lợi ích của sự nghiệp của bạn, bạn phải hiểu được trách nhiệm riêng biệt và nhiệm vụ khác biệt của một người quản lý cộng đồng và một người quản lý phương tiện truyền thông xã hội như thế nào.Theo Brea Watts, quản lý cộng đồng tự do của các chủ doanh nghiệp nữ và cựu quản lý cộng đồng tại Blackberry, nói về sự khác biệt rõ rệt trong hai vai trò này.
Một người quản lý phương tiện truyền thông xã hội được tập trung nhiều hơn vào kênh hậu cần của các thương hiệu khác nhau. Họ quản lý việc lên lịch nội dung, viết bài, đặt lịch trình bài viết, và thường xuyên giám sát việc tạo ra các nội dung hình ảnh và video. Họ giữ cho các kênh truyền thông nổi trội bằng cách liên tục tạo và quản lí nội dung cùng lúc với sự phát triển chiến lược.
Bên cạnh đó, một người quản lý cộng đồn sẽ liên quan về xây dựng quan hệ và sự hiểu biết về con người. Một nhà quản lý cộng đồng thường là bộ mặt đại diện của các thương hiệu trong môi trường thế giới ảo và là những người biện hộ đến khách hàng, như một nhà phát ngôn viên trên thế giới ảo vậy. Họ có trách nhiệm xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ với các thành viên chủ chốt và tạo điều kiện cam kết với cộng đồng của họ. Social listening và giám sát là một phần quan trọng trong công việc của họ từ các kênh thông tin nội bộ của các blog, diễn đàn và nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác.
Đơn giản chỉ cần nắm như vầy, một người quản lý phương tiện truyền thông xã hội tạo ra các nội dung để thu hút và xây dựng cộng đồng của bạn, trong khi một người quản lý cộng đồng tìm được đúng người để nhắm mục tiêu và tiếp cận đến. Cả hai vai trò có trách nhiệm chồng chéo khi nói đến cung cấp dịch vụ khách hàng và tương tác với khách hàng, nhưng chúng tương tác với các lý do khác nhau.
Phân tích giữa Social Media Managers với Community Managers
Mục tiêu chính của các nhà quản lý phương tiện truyền thông xã hội "là sự phát triển các kênh”. Còn các nhà quản lý cộng đồng tập trung vào sự tương tác của khách hàng. Có các số liệu khác nhau, tương ứng với mỗi cái. Một nhà quản lý phương tiện truyền thông xã hội được đánh giá bằng số lượng nội dung được đăng, làm thế nào mọi người tương tác với nó, loại nội dung nào thực hiện tốt nhất. Một nhà quản lý cộng đồng tập trung vào các phương tiện truyền thông lan truyền và truyền miệng. Họ làm được điều này bằng cách giữ chân các fan trung thành và các khách hàng tiềm năng, đón tiếp fan mới vào cộng đồng, và mở rộng tầm nhìn của thương hiệu.
Thông qua các cuộc đối thoại đang diễn ra, các nhà quản lý cộng đồng có thể có được quan điểm về sản phẩm của họ, dịch vụ, hay thương hiệu nói chung. Để là một người quản lý cộng đồng thành công, bạn cần phải theo dõi các phản ứng của khách hàng. Một tweet, một bình luận Instagram, một tin nhắn trên Facebook, một bình luận trên một blog hoặc diễn đàn, một cuộc trò chuyện về thương hiệu của bạn là tất cả các cách để theo dõi sự thành công trong vai trò của bạn.
Trong khi một người quản lý phương tiện truyền thông xã hội theo dõi những thứ như thay đổi trong dữ liệu định lượng, một người quản lý cộng đồng được tập trung hơn vào các dữ liệu định tính như tình cảm và chất lượng tham gia của họ. Họ đo lường sự tương tác của con người bằng số lượt tiếp cận mà họ nhận được. Họ làm việc dựa trên suy luận về lý do tại sao khách hàng của họ đang hạnh phúc để họ có thể nhân rộng những nỗ lực đến khách hàng tiềm năng của họ và thị trường mới.
Thật khó để tìm ra nơi cân bằng giữa việc tạo ra nội dung và quản lý cộng đồng. Chúng đều là công việc quan trọng cho tổ chức và quan trọng đối với khách hàng của bạn.
-Theo Blog SumAll