0946 893 919

Copywriter - nghề "Đục hình, Đẽo chữ" rồi đến Đập đầu

Copywriter là một nghề hết sức thú vị, nhưng cũng không ít trái đắng và cực nhọc.  Hôm nay em phải  thương bác nông dân vì cánh đồng bị sâu đục phá. Mai thương chị nội trợ không biết chọn loại bột nêm gì để nấu cho chồng một bữa ăn thật ngon. Mốt nữa, thì đứng đường để tìm nguyên liệu cho campaign về “nồi cơm điện”. Ngày khác nữa thì thì mua bao cao su về thổi bong bóng, cắn thử một viên thuốc trị bệnh trĩ thử xem có đắng không rồi tự hỏi tại sao người ta không dùng?

Anh Vũ TYM

Copywriting là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam. Đối với các nước phương Tây thì Copywriter là các nhà sáng tạo ra các câu slogan, viết kịch bản phim quảng cáo (TVC). Còn đối với Việt Nam, Copywriter được xem như là các nhà viết lách, viết các bài PR tư vấn khách hàng.

Hiên nay, nghề copywriting không trải đầy hoa hồng như mọi người vẫn nghĩ. Đây là một nghề khó khăn thực sự, yêu cầu bạn bỏ ra nhiều công sức, tâm huyết và  đam mê. Không dễ dàng để bạn được nhận vị trí một Copywriter chính thức tại một công ty, bởi yêu cầu về kinh nghiệm và khả năng luôn khá cao. Do áp lực công việc lớn, yêu cầu cả kỹ năng giao tiếp xã hội lại cần luôn có sức sáng tạo ra những câu chữ khác lạ, nghề copywriter cũng trở lên vô cùng kén người làm.

Dưới đây là 13 cảm xúc mà hầu hết các Copywriter nào cũng phải trải qua khi bước vào nghề.

1. Lúc nào cũng trong tình trạng thiếu cảm hứng. Màn hình Word đã bật sáng quắc. Deadline đang dí sau lưng và sếp thì thi thoảng lại hỏi “ Đang làm gì đó em?” Nhưng vò đầu bứt tai cũng không biết nên viết cái gì. Và rốt cuộc lại đắm đuối vào thế giới của Youtube, Facebook, Instagram để … “tìm cảm hứng”.

2. Căn bút: :Cào bàn: Thế rốt cuộc là cái câu đầu tiên phải viết như thế nào??? Phải viết như thế nào đây hả trời???

3. Thế *** nào mà vượt khung tận 50 chữ rồi! Gọt gọt gọt. Cắt hết cắt hết. Hí hoáy thay chữ tỉa câu rốt cuộc cũng bớt đi được 30% bài rồi.

4. Bỏ bao tâm huyết, trí lực, công sức nhào nặn mãi mới ra được một bài viết tâm đắc thế này đây. Copywriter thiếu điều muốn ôm hôn chính mình xong lồng khung bài để ngàn đời chiêm ngưỡng

5. Viết bài 2 tiếng. Tìm ảnh minh hoạ: 20 tiếng

6. Feedback time. Cảm giác mồ hôi nhỏ từng giọt nơi sống lưng, cơ thể căng cứng, mắt chăm chú phân tích từng cái nhíu mày, bĩu môi hay mấy cú liếc mắt duyệt bài của sếp. Sếp vừa đặt bài xuống là y như rằng chỉ muốn xổ ra một câu: “Bài này có được duyệt không sếp? Duyệt đi, duyệt đi mà.”

7. Sếp buông cho một câu: “ Bài này không được nhé em.”


8. Bài viết trau chuốt cẩn thận thì chả ma nào ngó. Bài vì deadline mà viết thì được tâng lên tận mây xanh.

9. Một ngày nọ tình cờ đọc lại những gì mình từng viết thời mới tập tọng vào nghề. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng: “ Ngày xưa mình từng viết cái gì thế??”

10. Một ngày mở hòm mail ra. Nó trống. Mở lịch nhắc việc. Không có deadline. Một cảm giác thật là bình yên!

11. Rất hay viết những mẩu chuyện sến. Giả danh viết thư tình cho campaign. Viết nhiều đến nỗi không buồn ngồi viết thư tình cho người yêu nữa. Thế là bị giận.

12. Thường xuyên dán thông báo truy nã “Tiền đang ở đâu?”, Tìm người thất lạc “Tiền ơi hãy về đi, ba/mẹ đang ngóng trông từng ngày!” trên status facebook. Liên tục thả dáng trước phòng kế toán phòng trường hợp các bạn quên là bài mình đã lên từ tám đời mà nhuận bút vẫn chưa thấy tăm tích.

13. Dù có từ đời củ tỉ âm ti lâu lắc thế nào, bài của bạn rồi sẽ có một ngày được vinh hạnh xào nấu lại. Bạn chỉ ước gì có thể dán chữ ký của mình lên tất cả những thứ mình từng viết.

blog blog
Bài viết liên quan
Nâng tầm giá trị doanh nghiệp của bạn
Bắt đầu ngay hôm nay cùng với Vương Thành
Bắt đầu ngay